Một số địa phương ở Nhật Bản nơi có tỷ lệ sinh giảm, dân số già đi và dân số giảm ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn qua từng năm.
Do đó, để duy trì được sự phát triển, mỗi chính quyền địa phương đang thực hiện nhiều biện pháp khác nhau về kinh tế và phúc lợi xã hội, nhưng có nhiều nơi đang gặp khó khăn.
Vậy thì, trong các địa phương đó thì tỉnh thành nào giữ được phát triển bền vững cao, có nghĩa là có sức mạnh để “không biến mất”?
Viện nghiên cứu thương hiệu (Brand Research Institute, Inc.) đã thực hiện “Khảo sát SDGs (Sustainable Development Goals-Các mục tiêu phát triển bền vững) cấp tỉnh năm 2020” vào tháng 6 năm nay, trong đó mức trung bình được xem là “tính bền vững” của mỗi tỉnh thành dựa trên 4 hạng mục: hạnh phúc, hài lòng, mức độ gắn bó và sẵn sàng định cư.
Nếu nhiều người dân cảm thấy cuộc sống của họ bất hạnh, không hài lòng, không muốn sống gắn bó với địa phương này, không muốn tiếp tục sinh sống nơi đây thì chắc chắn rằng địa phương này sẽ đứng trước bờ vực bị biến mất. Ngược lại, nếu người dân hài lòng với cuộc sống của mình, cảm thấy vui vẻ, muốn gắn bó với địa phương họ đang sinh sống và muốn tiếp tục sinh sống thì địa phương đó sẽ không biến mất. Do đó, chúng tôi đặt ra mức độ “bền vững” để ngăn chặn 4 hạn mục này biến mất.
Lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu “bảng xếp hạng các tỉnh thành không biến mất”, được xếp theo thứ tự từ các tỉnh có mức độ bền vững cao nhất.
Vị trí thứ nhất là tỉnh Okinawa, vị trí thứ 2 là Hokkaido
Vị trí đầu tiên trong “bảng xếp hạng các tỉnh thành không biến mất” là tỉnh Okinawa, vào năm ngoái tỉnh Okinawa đứng ở vị trí thứ tư (mức độ bền vững <sau đây gọi là tương tự>: 75,5 điểm). Mức độ hài lòng được xếp hạng cao nhất trong 47 tỉnh, xếp thứ 2 về mức độ hạnh phúc, gắn bó và sẵn sàng định cư và cả 4 hạng mục này làm cơ sở của bảng xếp hạng đều cho kết quả cao.
Vị trí thứ 2 là Hokkaido (74,9 điểm), tụt xuống một bậc so với vị trí thứ nhất của năm ngoái, nhưng mức độ gắn bó và sẵn sàng định cư lại xếp ở vị trí thứ nhất và mức độ hài lòng là thứ 6. Tuy nhiên, mức độ hạnh phúc không cao xếp ở vị trí thứ 32.
Vị trí thứ 3 là tỉnh Fukuoka (74,0 điểm) xếp hạng thứ 9 vào năm ngoái, vị trí thứ 4 là tỉnh Ishikawa (72,7 điểm), tiếp theo ở vị trí thứ năm là tỉnh Miyazaki (71,7 điểm) đứng đầu về mức độ hạnh phúc.
image by Diamond online
Những thay đổi của các địa phương về sự “biến mất” do ảnh hưởng của Covid-19?
Lần này, nhìn vào kết quả của bảng xếp hạng các tỉnh thành theo “mức ộọ bền vững” được tính theo 4 hạng mục (hạnh phúc, hài lòng, gắn bó và sẵn sàng định cư), trên thực tế cho thấy các tỉnh thành ở các khu vực đô thị đã đứng ở thứ cao của bảng xếp hạng cho đến năm ngoái, năm nay có thể thấy tất cả các tỉnh đều tụt hạng.
Ví dụ, tỉnh Kanagawa đứng ở vị trí thứ 15 vào năm ngoái, nhưng năm nay ở vị trí thứ 32,.Tỉnh Chiba từ vị trí thứ 21 năm ngoái, năm nay tụt xuống thứ 40. Tỉnh Aichi từ xếp hạng thứ 3 năm ngoái, năm nay đứng ở vị trí thứ 17. Xem xét kỹ hơn từ 4 hạng mục đưa ra, mức độ sẵn sàng định cư ở tỉnh Kanagawa đã giảm từ vị trí thứ 10 vào năm trước xuống vị trí thứ 23, và ở tỉnh Chiba, mức độ hài lòng với cuộc sống từ vị trí thứ 4 vào năm ngoái, năm nay ở vị trí thứ 26 Kết quả này đã gây ảnh hưởng đáng kể đến “mức độ bền vững” ở các tỉnh thành.
Mặt khác, tại các tỉnh thành như Tottori, Oita và Iwate đang nâng cao thứ hạng. Tỉnh Tottori đã tăng từ vị trí thứ 44 vào năm ngoái lên vị trí thứ 11, tỉnh Oita từ vị trí thứ 27 vào năm ngoái lên vị trí thứ 14 và tỉnh Iwate từ vị trí thứ 42 vào năm ngoái lên vị trí thứ 21.
Trong đó, mức độ gắn bó của tỉnh Iwate đã tăng đáng kể từ 72,6 điểm năm ngoái lên 78,9 điểm, điều này dường như đã dẫn đến làm gia tăng xếp hạng về mức độ bền vững.
Tỉnh Tottori đã thành lập “Trụ sở chính thúc đẩy SDGs của tỉnh Tottori” vào tháng 4 năm nay, và đang tích cực làm việc để hiện thực hóa việc tạo ra một cộng đồng địa phương bền vững, bao gồm “Tuyên bố về các SDG của Tottori”. Cho đến nay, tỉnh Tottori là tỉnh đứng đầu trong “Bảng xếp hạng các tỉnh có các sáng kiến SDG được đánh giá cao”.
▽ Về sự thay đổi đáng kể trong bảng xếp hạng, ông Akio Tanaka, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Thương hiệu, người đã thực hiện cùng cuộc khảo sát phân tích sau đây
“Cuộc khảo sát này được thực hiện vào tháng 6 năm nay khi có sự lo ngại về sự lây lan của bệnh nhiễm virus corona mới. Do đó, kết quả về mức độ bền vững dựa trên tình trạng người bị nhiễm bệnh và mức độ hài lòng với cuộc phòng chống Covid-19, .v. Điều này phản ánh sự sẵn lòng định cư và mức độ gắn bó.
▽ Ở khu vực thành thị, sự lây nhiễm Covid-19 nhanh chóng làm tăng thêm sự lo lắng trong khu vực. Ở khu vực nông thôn, sự lây nhiễm tương đối bị áp chế, điều này dẫn đến cảm giác an toàn nhất định. Có thể nói rằng Covid-19 đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong việc đánh giá mức độ bền vững của các địa phương.
Nguồn link