Bão số 10 phát triển mạnh lên tới 915 hPa đang tiến về phía Tây Nhật Bản. Ngay cả khi cơn bão không đổ bộ vào đất liền, vẫn có nguy cơ xảy ra thảm họa rất lớn

Tính đến 9h thứ Năm ngày 3/9, bão số 10 (Haishen) đang tiến về phía Tây đồng thời phát triển nhanh trên vùng biển phía Nam Nhật Bản.

Nhiệt độ mặt nước biển cao kỷ lục, các điều kiện phát triển như gió trên trời đã hoàn thiện, và cơn bão được dự đoán sẽ trở nên “dữ dội”  vào ngày 4 (thứ Sáu), vào ngày 5 (thứ Bảy) cơn bão càng mạnh dữ dội hơn. Ngày 6 (CN) cơn bão sẽ tiếp cận thành phố Amami thuộc đảo Amami, tỉnh Kagoshima dự báo sẽ cơn bão sẽ phát triển ở đỉnh điểm với áp suất dự báo lên tới 915 hPa. Cơn bão cũng có nguy cơ tiếp cận Kyushu nhưng không bị mất nhiều điện trong ngày thứ 7 (thứ Hai).

Cơn bão khi tiếp cận là mạnh nhất từ trước đến nay, đủ đạt tiêu chuẩn để phát cảnh báo đặc biệt.Vẫn nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho dù cơn bão không đổ bộ mà chỉ cơn bão chỉ tiếp cận một số nơi tại Nhật Bản. Hãy chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất, cố gắng chuẩn bị các công tác phòng, chống cơn bão càng sớm càng tốt.

Bão số 10 ngày 3 tháng 9 (thứ năm) 9:00

Vị trí: Phía nam Nhật Bản

Cấp độ cơn bão : lớn 

Sức mạnh cơn bão: mạnh

Di chuyển : 20 km/h về phía tây

Áp suất trung tâm: 970 hPa

Tốc độ gió tối đa:  35 m/s (gần tâm bão)

Cấp gió tối đa: 50 m/s

Cảnh giác với những cơn gió mạnh kỷ lục, chủ yếu ở Kyushu

Nếu bão số 10 đi qua tâm của vòng tròn dự báo, nó sẽ đi qua phía tây Kyushu. Ngay cả khi chỉ tiếp cận, tốc độ gió tối đa gần tâm bão được dự báo là rất mạnh với 70 m/s.

Nhìn chung, các cơn bão có xu hướng mạnh lên ở bên phải của hướng di chuyển (phía đông của đường đi cơn bão số 10), thậm chí khi cơn bão không đổ bộ, vẫn có nguy cơ xảy ra cơn bão mạnh kỷ lục ở Kyushu.

Trên đất liền ở Kyushu, tốc độ gió tối đa là 60 m/s đã từng thấy được tại thành phố Makurazaki, Kagoshima vào năm 1945 (62,7 m/s: bão Makurazaki), năm 2004 tại Núi Unzen, thành phố Unzen (63,7 m/s: Bão số 23), năm 1999 tại thị trấn Ushibuka, thành phố Amakusa, tỉnh Kumamoto (66,2m/s: Bão số 18), v.v.

Do nguy cơ mất điện trên diện rộng hoặc có nguy cơ các tòa nhà bị sập do bão mà bạn chưa từng trải qua trước đây, vui lòng xem xét các biện pháp sơ tán và phòng chống càng sớm càng tốt.

Tùy thuộc vào tuyến đường, có thể có một đợt triều cường xảy ra đáng kể

Triều cường cũng rất nguy hiểm vì áp suất trung tâm khi đến gần rất thấp. Ảnh hưởng của việc hút nước do giảm áp suất khí quyển và ảnh hưởng của việc thổi bùng lên do cơn bão chồng lên nhau, thì không có gì lạ khi mực nước triều dâng lên cao kỷ lục.

Không giống như những đợt sóng cao, triều cường dâng cao khiến một lượng lớn nước biển dồn vào đất liền, gây ra hiệu ứng giống như sóng thần. Tại Kyushu, cơn bão số 18 năm 1999 đã gây ra thiệt hại do triều cường khiến nhiều người ở tỉnh Kumamoto thiệt mạng.

Càng gần tâm bão đi qua, ảnh hưởng của triều cường càng lớn, vì vậy hãy nhớ kiểm tra lộ trình được dự báo mới nhất.

Có khả năng xảy ra thiệt hại nghiêm trọng.

Chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện các biện pháp như dọn dẹp, cất đi các vật dụng dễ bay hay dễ bị bỏ sót, kiểm tra đồ đạc trong túi xách khẩn cấp và mua sắm các thiết bị cần thiết ngay từ đầu.

Tuy nhiên, vì số lượng sản phẩm có hạn nên bạn đừng lãng phí mua thêm mà chỉ cố gắng mua những gì bạn thực sự cần.

Có thể khó đi ra ngoài khi bão đến. Trước khi cơn bão tiếp cận, bạn nên mua các vật dụng cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng chống bên ngoài ngôi nhà. Ngoài ra, bạn cần phải quyết định càng sớm càng tốt khi sơ tán.

Tên bão

Có 140 tên bão do các nước thành viên của tổ chức quốc tế  “Typhoon Committee -Ủy ban bão” chuẩn bị trước và đặt tên các cơn bão theo thứ tự xuất hiện.

Tên của cơn bão số 10 “Haishen” là tên do Trung Quốc đề xuất và có nghĩa đen là vị thần của biển cả.

Nguồn link

https://weathernews.jp/s/topics/202009/030095/