Chào hỏi là một điều cơ bản trong giao tiếp hàng ngày. Trong giao tiếp của người Nhật, có những quy tắc chào hỏi không chỉ đơn thuần thể hiện phép lịch sự, mà còn là sự quan tâm, sự tôn trọng và cả sự biết ơn gửi tới người đối diện.
1. Khi chào hỏi, hãy nhìn vào mặt người đối diện
Khi chào hỏi, quy tắc quan trọng trước tiên là bạn nhìn vào mặt người đối diện và sau đó cúi chào nói rõ ràng, trong sáng.
Lời chào hỏi không chỉ là nói “lời chào” như おはようございます、こんにちは、。。。Ngay cả khi bạn đang chào hỏi, nếu bạn không nhìn vào mặt người đối diện hoặc nếu bạn có một giọng nói khó nghe, không biết bạn đến gặp ai.
Thật khó chịu khi chào một cách thô bạo với thái độ mà bạn không thể truyền tải được cho người đối diện thông tin bạn đang thực hiện lời chào trong lúc này.
2. Nói lời chào một cách tích cực, năng động từ chính bạn
Khi bạn gặp người nào đó, điều quan trọng là bạn phải chào hỏi trước. Lời chào hỏi nên gửi đến bất kỳ người nào mà không có ngoại lệ, và không được phép có thái độ chào hỏi không đồng đều như chào hỏi người này hay không chào hỏi người kia.
Khi bạn bước vào văn phòng vào buổi sáng, bạn hãy nói “Chào buổi sáng – おはようございます。”. Ngược lại, nếu bạn nhận thấy có người đi vào, bạn có thể tự mình nói lời chào hỏi trước ngay cả khi người kia không nói gì. Một số người không trả lời bạn ngay cả khi bạn chào hỏi, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không cần phải chào họ.
3. Lời chào hỏi không ngoại lệ cho bất cứ ai
Nhân viên giao hàng và nhân viên vệ sinh thường xuyên ra vào công ty. Một số nhân viên trong công ty chỉ tươi cười chào sếp và tiền bối, nhưng lại phớt lờ lời chào hỏi từ một nhân viên cấp dưới, nhân viên bên ngoài công ty,…ngay cả khi được chào hỏi trước và được gọi tên, hoặc tỏ thái độ không thân thiện, điều này thực sự cảm giác rất tệ.
Thực hiện lời chào thích hợp với nhân viên bên ngoài mà không thay đổi thái độ. Không tỏ thái độ phân biệt trong chào hỏi tạo ấn tượng tốt cho mọi người xung quanh.
4.Vừa làm việc vừa chào hỏi tạo cảm giác tồi tệ
Đôi khi bạn được chào hỏi trong khi đang đi làm, hoặc đang làm việc. Trong trường hợp này, cách cư xử tốt nhất là ngừng làm việc hoặc dừng lại, nhìn vào mặt người đối diện và đáp lại lời chào.
Người đối diện cảm thấy khó chịu khi bạn vừa trả lời vừa dán mắt vào máy tính hoặc sắp xếp tài liệu của bạn.
“Vừa làm việc vừa chào hỏi” được nhìn nhận như một lời đáp trả thầm lặng mà ngay cả công sức họ bỏ ra chào hỏi cũng đáng tiếc. Điều này mang lại ấn tượng khó chịu cho đối phương.
5. Lời chào là điều cần thiết ngay cả khi bạn rời khỏi chỗ ngồi, bạn đi ra ngoài
Ngay cả khi bạn muốn rời đi để đi ra ngoài, đi ăn hoặc đi mua sắm bên ngoài,…việc bạn đứng lên trong im lặng cũng không tốt chút nào. Thay vào đó, bạn nói rõ ràng 「○○へ行ってきます, ittekimasu」và đi ra ngoài
Nếu bạn cho những người xung quanh biết bạn đang đi đâu, bạn sẽ có thể nhận phản hồi tốt ngay cả khi bạn có một cuộc điện thoại khi bạn đi vắng.
Điều tất nhiên, thông thường bạn nên nói 「いってらっしゃい, itterasshai」 khi ai đó đi ra ngoài và 「お帰りなさい, 」 khi bạn quay lại.
6. Chào hỏi từ phía sau là vi phạm các quy tắc
Khi bạn muốn chào ai đó ở phía trước bạn, cơ bản là bạn chào họ bằng cách đi vòng sang một bên hoặc đi lên trước mặt người kia.
Khi bạn thấy người quen ở phía trước, một số người sẽ gọi người đó từ phía sau, như vậy là vi phạm nghi thức. Hơn nữa, thật thô lỗ nếu bạn chạy lên và đánh vào vai người đó trừ khi bạn đã quen biết rất rõ người đó.
Nếu bạn là người nói chuyện với người kia từ phía sau mà người đối diện không thấy ai và bị gọi đột ngột thì sẽ rất ngạc nhiên. Hơn nữa, những lúc như vậy, mọi người đều phòng bị nên bạn gọi bất ngờ cũng không được tốt lắm.
7. Không phải lúc nào cũng tốt để nói lời chào hỏi với một giọng nói lớn
Chào hỏi cũng rất quan trọng trong hành lang và lối vào của tòa nhà,… Bạn có thể có nhiều cơ hội để gặp gỡ những người bên ngoài công ty ở những nơi này, vì vậy bạn hãy cẩn thận để không chào hỏi một cách thô lỗ.
Trong khi người đối diện đang có cuộc nói chuyện kinh doanh,.. ở hành lang, việc nói to 「こんにちは, Xin chào」 có thể phá vỡ cuộc trò chuyện của họ. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần cúi đầu nhẹ và chào.
Thường thì tốt hơn là giữ ở một mức độ của cái gật đầu nhẹ. Do đó, sử dụng lời chào hỏi một cách linh hoạt tùy theo tình huống.
8. Không phải chào hỏi khi chỉ cúi đầu xuống
Trong những quy tắc nói trên, có người cho rằng mình chào hỏi thì chỉ cúi chào, nhưng đó không phải là cúi đầu chào hỏi trong văn hóa của người Nhật.
Cúi đầu chào đúng cách là bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn không thể thiếu trong văn hóa giao tiếp truyền thống của người Nhật
Về cơ bản, bạn nên duỗi lưng và nghiêng thân trên về phía trước 15 độ so với eo, đó là kiểu chào hỏi Esaku (会釈). Khi cúi đầu chào, nhìn xuống theo chuyển động của phần trên cơ thể của bạn. Nếu bạn chỉ nhìn lên khi cúi đầu chào, bạn sẽ bị xem như là coi thường người đối điện và sẽ trở nên thô lỗ, vì vậy bạn hãy cẩn thận.
Người Nhật có 3 kiểu chào hỏi
(1). Esaku (会釈, Slight bow): duỗi lưng và nghiêng thân trên về phía trước 15 độ so với eo, nam đặt 2 tay dọc theo thân, nữ đặt 2 tay ở phía trước. Kiểu chào hỏi cơ bản và đơn giản nhất trong giao tiếp hàng ngày của người Nhật.
(2). Keirei (敬礼, Salute): giống như Esaku, nhưng nghiêng thân trên về phía trước 30 độ so với eo. Thường được dùng để chào với cấp trên, người lớn tuổi, khách hàng hoặc đối tác trong kinh doanh,…
(3). Saikeirei (最敬礼, Respecful bow):giống như Esaku, nhưng nghiêng thân trên về phía trước 45 độ so với eo. Được sử dụng để thể hiện sự tôn trọng cao nhất, sự biết ơn đối với các cha, me, ông, bà,…và xin lỗi để thể hiện thành ý gửi lời xin lỗi đến người đối diện. Ngoài ra, kiểu chào này còn thể hiện lòng kính trọng tối cao đến Thần, Phật,…
Nguồn link: http://xn--hdkwb5e179kyna410s.com/aisatsu-63